Banner Bài viết
0913778439 https://zalo.me/0913778439 https://www.facebook.com/nhakhoavanhanhbinhthuan https://maps.app.goo.gl/Mpg7VFDKw3EZ2rTJ8

Trám răng là gì? Quy trình trám răng thẫm mỹ chuẩn y khoa 2024

.

Được đăng bởi admin

Được tạo vào ngày 04/01/2024 04:43
Trám răng vẫn là kỹ thuật được áp dụng để nhằm khắc phục tình trạng răng bị thưa, sâu, mẻ,… để giúp vùng sâu không lây lan sang các khu vực răng khác. Dù đây được đánh giá là phương pháp tương đối đơn giản nhưng mà không phải ai cũng nắm bắt rõ trám răng là gì? Quy trình trám và cách bảo vệ răng tốt hơn sau khi đã trám xong như thế nào. Bài viết dưới đây của Nha Khoa Vạn Hạnh sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn kỹ thuật này, cùng theo dõi ngay nhé!

Trám răng là gì?

Trám răng hay hàn răng chính là một kỹ thuật nha khoa dùng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào trong phần mô răng bị thiếu do sứt mẻ hoặc sâu răng. Từ đó giúp khôi phục nhanh hình dạng ban đầu của răng, giúp răng chắc khỏe và hạn chế sâu trở lại.

Trám răng bằng gì?

Có thể thấy, trám răng là phương pháp làm đầy phần răng bị vỡ. Vậy chất liệu được dùng để làm đầy răng là gì?

Hiện nay, có rất nhiều loại vật liệu khác nhau được sử dụng trong trám răng. Phổ biến nhất là

Trám răng Composite

Composite là loại vật liệu được sử dụng phổ biến có màu giống răng tự nhiên, an toàn và lành tính. Phương pháp này còn thường được gọi với tên gọi khác là phủ sứ nanon.

Ưu điểm: có màu sắc gần như giống với răng thật, thích hợp để trám răng cửa

Nhược điểm: Tuổi thọ của Composite khoảng 5 năm, ngắn hơn Amalgam. Đồng thời khả năng chịu lực của loại vật liệu này cũng rất kém nên thường không được dùng để khám những vị trí vỡ lớn.

Trám răng Amalgam (trám răng bạc)

Trám răng Amalgam là phương pháp trám bạc lâu đời được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay bởi mức giá rẻ và tuổi thọ cao.  Amalgam là hợp chất được tạo ra từ thủy ngân, bạc, kẽm, thiếc và đồng.

Ưu điểm: là phương pháp trám răng giá rẻ có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt. Tuổi thọ trung bình của Amalgam có thể lên đến 10-15 năm.

Nhược điểm: là hỗ hợp từ kim loại và thủy ngân nên tính thẩm mỹ không cao. Không phù hợp trong các trường hợp trám răng cửa, răng phía trước.

Trám răng bằng sứ

Ngày nay trám răng bằng sứ khá phổ biến và được sử dụng trong nhiều trường hợp. Đặc biệt là những trường hợp nứt mẻ răng kích thước lớn, đòi hỏi nhiều về kỹ thuật.

Ưu điểm: tình thẩm mỹ cao bởi sứ có màu ngà gần với răng thật, khả năng chống ăn mòn và bám bẩn cũng cao hơn các chất liệu còn lại. Tuổi thọ sử dụng cao, có thể lên đến 10 năm.

Nhược điểm: chi phí trám cao hơn.

Trám răng bằng vàng

Vàng cũng là một trong những loại vật liệu phổ biến được sử dụng trong trám răng thẩm mỹ. Chúng giúp tăng độ cứng và khả năng chịu lực cho răng, bên cạnh đó tốc độ ăn mòn của vàng cũng sẽ chậm hơn so với các kim loại khác.

Ưu điểm: tính thẩm mỹ cao, khả năng chịu lực cao hơn, độ bền tốt, ít bị ăn mòn hơn những loại vật liệu khác.

Nhược điểm: chi phí trám răng bằng vàng thường khá cao và đắt đỏ.

Trám răng bằng GIC

GIC là viết tắt của Glass Ionomer Cement là loại vật liệu được làm thành từ polyacrylic axit và fluoroaluminosilicate.

Ưu điểm: GIC không chứa flour nên có độ an toàn và lành tính cao, giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng. GIC còn có khả năng giúp gắn chặt các vết nứt lại với nhau, hạn chế tình trạng nứt vết trám.

Nhược điểm: tính thẩm mỹ không cao bởi màu sắc vẫn chưa được tự nhiên lắm.

Trám răng khi nào?

Trám răng được đánh giá là phương pháp hiệu quả giúp khôi phục tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của răng. Đặc biệt là trong các trường hợp sau:

Trám răng bị sâu

Răng sâu là tình trạng xuất hiện các lỗ hổng ở trên răng do hoạt động của vi khuẩn tích tụ mỗi khi bạn ăn các thực phẩm có đường hoặc không chăm sóc đúng cách. Nếu không chữa trị, các lỗ hổng sẽ ngày một lớn dẫn dẫn đến sâu nghiêm trọng.

Những dấu hiệu bạn có thể chủ động nhận biết đó là: răng đau bất chợt, răng nhạy cảm, bề mặt răng đổi màu, đau sau khi ăn uống,…

Lúc này răng cần được trám để lấp đầy lỗ hổng trên thân răng, tránh làm nơi trú ẩn và sinh trường của vi khuẩn dẫn đến tình trạng sâu nặng hơn.

Trám răng bị mẻ

Răng dễ bị mẻ, nứt khi bạn cắn phải thức ăn hoặc vật dụng quá mạnh, có tác động cơ học làm ảnh hưởng đến cấu trúc. Lâu ngày, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm vết nứt lớn dần. Có thể dẫn đến các nguy cơ về sâu răng, nặng hơn là mất răng. Việc phát hiện và trám răng mẻ sớm sẽ giúp bảo tồn và khôi phục hình dáng răng.

Trám răng bị thưa

Nếu răng thưa, nhất là răng cửa sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi đó bạn có thể nhờ đến phương pháp thẩm mỹ để giúp tạo hình răng. Phương pháp trám răng thưa chỉ áp dụng cho khoảng hở nhỏ dưới 2mm mà thôi. Trường hợp lớn hơn thì răng sẽ khá to và bị mất cân đối. Lúc này nên chọn giải pháp bọc răng sứ.

Trám thay chỗ trám cũ

Vì trám răng không có tác dụng vĩnh viễn nên theo thời gian, chỗ trám sẽ bị mòn dần bởi hoạt động nhai, từ từ bong tróc đi và thậm chí rơi hoàn toàn. Khi đó nha sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện quy trình trám răng.

Trám răng có đau không?

Qúa trình trám răng hầu như sẽ không gây ra bất kỳ đau đớn nào hết vì trước khi tiến hành trám nha sĩ sẽ trực tiếp gây tê ở vùng răng cần trám. Vì vậy hầu như người bệnh sẽ không cảm nhận được gì trong suốt quá trình này.

Tuy nhiên, người có cơ địa nhạy cảm hoặc vùng cần trám bị viêm nhiễm nặng thì việc làm sạch vùng răng sâu cần trám sẽ gây ra một ít khó chịu và tê. Tuy nhiên, cảm giác đau này chỉ ở mức nhẹ và trong giới hạn có thể chịu đựng được.

Quy trình trám răng thẩm mỹ

Hiện nay có 02 loại trám răng phổ biến đó là trám trực tiếp và trám gián tiếp. Tùy theo mỗi kỹ thuật thì quy trình thực hiện sẽ có những sự khác biệt. Cụ thể:

Quy trình trám răng trực tiếp

Trám răng trực tiếp là quy trình đơn giản, được áp dụng cho nhiều trường hợp răng khác nhau. Thông thường chỉ cần 1 buổi hẹn cùng nha sĩ là đã có thể hoàn thành. Bao gồm:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên nha sĩ sẽ kiểm tra khu vực răng cần trám, xác định kích thước cũng như tư vấn một số vật liệu trám phù hợp.

Bước 2: Gây tê, vệ sinh khu vực răng cần trám

Nha sĩ sẽ bắt đầu gây tê cục bộ vị trí răng cần trám. Trường hợp răng sâu thì chỗ sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng. Ngoài ra giúp loại bỏ hết vụn thức ăn và cao răng đi.

Bước 3: Tiến hành trám răng

Nha sĩ đổ vật liệu trám vào lỗ sâu hay vị trí răng sâu đã làm sạch. Khi đó vật liệu trám là dạng lỏng. Đến khi chiếu laser thì sẽ dần đông cứng lại trong vòng 40s thông qua phản ứng quang trùng hợp.

Bước 4: Chỉnh sửa lại khu vực trám

Cuối cùng nha sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám, loại bỏ các phần vật liệu dư thừa. Bề mặt trám được làm nhẵn lại, đánh bóng để cho răng không bị cộm và khó chịu nữa.

Nhìn chung quy trình trám răng thông thường sẽ chỉ mất từ 20 – 30 phút. Nó sẽ thay đổi tùy vào tình trạng răng cũng như vật liệu trám.

Quy trình trám răng gián tiếp

Quy trình trám răng gián tiếp là một phương pháp hiện đại nhằm giảm kẽ hở giữa mô răng và miếng trám. Theo đó bước thăm khám, gây tê ban đầu tương tự như trám trực tiếp. Chỉ khác ở chỗ nha sĩ lấy dấu hàm răng và làm thành miếng trám bên ngoài.

Bước 1: Thăm khám, tư vấn

Đầu tiên nha sĩ sẽ kiểm tra khu vực cần trám, xác định kích thước và tư vấn một số loại vật liệu nên dùng cho chỗ trám đó.

Bước 2: Gây tê, vệ sinh khu vực cần trám

Nha sĩ bắt đầu gây tê cục bộ ở vị trí tiến hành trám. Với trường hợp răng sâu, chỗ sâu sẽ được cạo sạch bởi dụng cụ chuyên dụng. Đồng thời loại bỏ đi cả vụn thức ăn và cao răng nữa.

Bước 3: Lấy dấu hàm răng

Khi mà răng đã được làm sạch thì nha sĩ bắt đầu lấy dấu răng để tạo hình miếng tràm theo hình dạng, kích thước lỗ hổng. Thường thì nha sĩ sẽ hẹn bạn đến vào một ngày tiếp theo để hoàn thành quy trình.

Bước 4: Gắn miếng trám lên răng

Miếng trám khi chế tác được gắn vừa khít lên trên răng bằng xi măng chuyên dụng. Toàn bộ quy trình trám răng gián tiếp sẽ mất khoảng 2 lần hẹn, mỗi lần hẹn khoảng từ 30 – 45 phút.

Cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng

Muốn cho khu vực trám giữ được lâu nhất thì điều quan trọng là bạn phải biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Cụ thể đó là:

2h đầu sau khi trám không nên ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì để vật liệu trám đạt được độ cứng phù hợp, có thời gian thích ứng tốt nhất với răng. Đồng thời tránh ăn thực phẩm dai cứng, dính trong 2 ngày nếu chọn trám bạc.

Tránh cắn quá mạnh hoặc nghiến răng khi nó sẽ tạo áp lực lên răng khiến khu vực trám dễ bong tróc.

Chải răng với bàn chải lông mềm bằng một lực vừa phải để tránh gây mòn. Sau khi ăn thức ăn nhiều đường thì cần súc miệng ngay.

Cần định kỳ kiểm tra khu vực trám khoảng 6 tháng/lần để xem chỗ trám còn chắc không cũng như kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng luôn.

 

 

Bài viết cùng loại