Banner Bài viết
0913778439 https://zalo.me/0913778439 https://www.facebook.com/nhakhoavanhanhbinhthuan https://maps.app.goo.gl/Mpg7VFDKw3EZ2rTJ8

Niềng răng trong suốt mất bao lâu? Có hiệu quả không 2024

.

Được đăng bởi admin

Được tạo vào ngày 03/01/2024 04:06
Niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha hiện đại, đang được nhiều người lựa chọn. Tính thẩm mỹ cao và không phải trải qua quá trình đau đớn khi siết mắc cài là những ưu điểm vượt bật được nhiều người truyền tai nhau hiện nay. Vậy niềng trong suốt là gì, thời gian niềng mất bao lâu, liệu có nhanh và hiệu quả hơn so với phương pháp niềng răng truyền thống sử dụng mắc cài không? Hãy cùng Nha Khoa Vạn Hạnh tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

Niềng răng trong suốt là gì?

Niềng răng trong suốt là phương pháp niềng răng không mắc cài sử dụng bộ khay niềng răng bằng nhựa trong suốt để nắn chỉnh răng. Người bệnh sẽ mang khay niềng trong suốt trên răng để giúp nắn chỉnh, dịch chuyển răng về đúng vị trí, cho hàm răng đều đẹp, thẩm mỹ, cân đối khớp cắn.

Niềng răng trong suốt mất bao lâu thì kết thúc việc điều trị? 1Niềng răng trong suốt là phương pháp niềng sử dụng khay niềng trong suốt thay cho mắc cài

Có mấy loại niềng răng trong suốt ?

Có hai loại niềng trong suốt là niềng răng trong suốt Invisalign và niềng răng Clear Aligner. Mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, đồng thời mức chi phí của 2 loại này cũng khác nhau. Cụ thể:

Niềng răng trong suốt Invisalign

Niềng răng Invisalign là loại niềng răng được quảng bá trộng rãi trên thị trường hiện nay với các ưu điểm vượt bật và chất lượng, độ thẩm mỹ và hiệu quả mang lại. Ra đời vào năm 1997, Invisalign được sản xuất dựa trên phần mềm mô phỏng 3D và mẫu hàm cộng cho ra hàng loạt các khay để dùng xuyên suốt trong quá trình điều trị. Với phương pháp này, người bệnh sẽ mất từ 9 đến 32 tháng với tổng cộng từ 20 – 45 khay niềng, tùy vào tính trạng răng.

Niềng răng Clear Aligner

Clear Aligner là loại niềng trong suốt được sản xuất tại Việt Nam, Clear Aligner sử dụng khay niềng trong suốt kết hợp với các mắc cài siêu nhỏ. Các mắc cài nhỏ này có công dụng thay cho nẹp niềng răng và  dây kim loại trong việc điều chỉnh răng, từ đó giảm bớt đau đớn và nâng cao tính thẩm mỹ cho người niềng.

Ưu điểm của niềng răng trong suốt

Là phương pháp điều chỉnh răng xô lệch được ưa chuộng nhất hiện nay, niềng trong suốt mang đến nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống như:

Tính thẩm mỹ cao: sử dụng khay niềng ược thiết kế theo khuôn răng của từng người, vì vậy rất khó để người khác nhận ra bạn đang niềng răng.

Mang lại hiệu quả cao: theo các chuyên gia, phương pháp niềng rong suốt cho ra hiệu quả cao hơn với hàm răng đều và đẹp hơn. Ở một số trường hợp, niềng răng trong suốt cho ra hiệu quả cao hơn so với các phương pháp niềng răng mắc cài thông thường.

Tính tiện lợi: niềng trong suốt sử dụng các loại khay niềng tháo lắp, người bệnh có thể tự tháo và lắp lại khi cần thiết. Điều này giúp thuận tiện trong việc ăn uống và vệ sinh hàng ngày.

Vệ sinh dễ dàng: so với niềng răng mắc cài, niềng trong suốt cho phép người bệnh tự vệ sinh một cách đơn giản, không phải cầu kỳ qua nhiều công đoạn. Điều này cũng giúp ngăng ngừa các bệnh lỳ về răng, vàng răng,…

Không gây khó chịu: các loại khay niềng được thiết kế riêng theo từng khuôn răng và thời gian niềng, vì vậy chúng không mang đến quá nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, khuôn niềng được chế tác từ nhựa nha khoa chuyên dụng với chất liệu mỏng, không gây cộm và khó chịu trong quá trình niềng.

Kiểm soát sự dịch chuyển của răng tốt hơn: trong suốt quá trình niềng, người bệnh sẽ sử dụng trung bình từ 20 – 45 khay niềng khác nhau theo từng giai đoạn. Điều này cho phép bác sĩ có thể theo dõi và lên phác đồ điều trị hiệu quả ở từng giai đoạn.

Nhược điểm của niềng răng trong suốt

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội là những nhược điểm không thể tránh khỏi, một trong những nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là:

Giá thành cao: mức giá trung bình khi niềng răng trong suốt sẽ giao động từ 50.000.000 đồng – 120.000.000 đồng tùy vào từng cơ sở và loại khay niềng. Mức giá được cho là cao gấp 3 đến 5 lần so với giá niềng răng mắc cài truyền thống.

Thời gian niềng lâu: đối với các trường hợp răng có độ xô lệch cao thì thời gian niềng sẽ kéo dài hơn. Đồng thời người bệnh cũng cần phải đảm bảo đeo khay niềng tối thiếu 22h/ngày để đảm bảo được hiệu suất niềng.

Không thể sử dụng cho các trường hợp răng xô lệch nặng: niềng trong suốt sẽ đạt hiệu quả cao hơn ở các tình trạng xô lệch mức nhẹ và trung bình, trường hợp răng lệch nặng cần can thiệp bằng mắc cài.

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu?

Giá niềng răng Invisalign trên thị trường sẽ dao động từ khoảng 25.000.000 đồng – 149.000.000 đồng. Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào từng nha khoa và loại khay sử dụng. Giá niềng trong suốt tại Nha Khoa Kim sẽ giao động từ 34.000.000 đồng – 121.000.000 đồng tùy vào tính trạng và độ khó của răng.

Quy trình niềng răng trong suốt chuẩn y khoa

Niềng răng trong suốt tuy không phải là phương pháp chỉnh nha yêu cầu về độ phức tạp cao nhưng yêu cầu cao về kinh nghiệm và độ tỉ mỉ của bác sĩ cùng trang thiết bị hiện đại. Quy trình niềng trong suốt chuẩn y khoa cơ bản sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Khám tổng quát

Khám tổng quát là bước đầu tiên giúp bác sĩ chuẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điệu trị hợp lý dựa trên tình trạng răng và sức khỏe của người bệnh. Dựa và kết quả khám tổng quát và hình chụp X-quang có thể pháp hiện sớm các bệnh lý răng miệng nếu có và điều trị dứt điểm trước khi niềng răng.

Bước 2: Lấy dấu hàm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Sau khi khám tổng quát, nếu bệnh nhân không mắc phải các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm, phân tích, chuẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dựa trên các phân tích và hình ảnh mô phỏng 3D, bệnh nhân có thể thấy được tình trạng răng trước và sau khi niềng sẽ như thế nào.

Bước 3: Thiết kế và sản xuất khay niềng

Sau khi bác sĩ và bệnh nhân thống nhất thì mẫu hàm 3D sẽ được chuyển đến nhà sản xuất để chế tạo và gửi về lại cho bệnh viện.

Bước 4: Niềng răng

Sau khi quá trình sản xuất khay niềng thành công và gửi về cho bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hàng đặc khay niềng. Sau đó bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách sử dụng, tháo lắp cũng như vệ sinh khay như thế nào. Đối với những trường hợp phải sử dụng khay cố định, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người bệnh các gắn Attachment.

Bước 5: Tái khám định kỳ

Cũng giống như niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt là một quá trình cần rất nhiều về thời gian. Người bệnh sẽ thay liên tục từ 20 đến 45 khay niềng với kích thước và thiết kế khác nhau nhằm định hình khuôn răng theo mong muốn. Vì vậy việc tái khám và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ là điều cần thiết nhằm rút ngắn quá trình niềng và đảm bảo chất lượng răng sau này.

Niềng răng trong suốt có hiệu quả không?

Niềng trong suốt là phương pháp này mang đến hiệu quả cao với hàm răng đều đặn, thẳng hàng. Trong một số trường hợp còn cho hiệu quả chỉnh nha cao hơn so với niềng răng mắc cài cố định. Chọn thẩm mỹ cao với các khay niềng trong suốt, người đối diện rất khó phát hiện bạn đang niềng răng.

Khi nào nên niềng răng trong suốt?

Niềng trong suốt là phương pháp điều chỉnh răng xô lệch hiện đại hiện nay, tuy nhiên phương pháp này sẽ phù hợp nhất với các trường hợp sau:

Răng mọc lệch, có dấu hiệu mọc chen chúc, lộn xộn và không theo hàng, dẫn đến khó khắn khi ăn nhai

Răng hô, vẩu là tình trạng răng hàm trên có dấu hiệu mọc hướng ra ngoài, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Răng móm là tính trạng răng hàm có xu hướng mọc hướng vào bên trong, gây ảnh hưởng đến cấu trúc mặc

Lệch khớp cắn, khớp cắn ngược và sâu ảnh hưởng nặng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ trên gương mặt

Niềng răng trong suốt mất bao lâu?

So với phương pháp niềng răng sử dụng mắc cài và dây cung, thì niềng răng trong suốt là phương pháp niềng răng hiện đại, có tính thẩm mỹ cao nhờ việc sử dụng các khay niềng trong suốt để nắn chỉnh thay cho các mắc cài. Nhưng cũng giống như niềng răng mắc cài, niềng trong suốt mất bao lâu vẫn vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm khi có ý định chọn phương pháp này để chỉnh nha.

Niềng răng trong suốt mất bao lâu thì kết thúc việc điều trị?

Khay niềng trong suốt tạo lực đẩy để làm răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm

Để biết được thời gian niềng mất bao lâu, bạn sẽ cần hiểu được nguyên lý điều trị của phương pháp này. Bởi niềng trong suốt cũng giống như niềng mắc cài, sẽ dùng lực từ khí cụ để kéo đẩy, làm dịch chuyển răng và sắp xếp các răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Việc làm răng dịch chuyển không thể vội vàng được, sẽ cần thời gian để các răng thay đổi vị trí một cách từ từ. Nếu dùng lực quá mạnh để làm răng nhanh về vị trí yêu cầu sẽ gây đau nhức và ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe răng miệng. Do đó, thời gian niềng răng trong suốt cũng sẽ mất 1 – 2 năm giống như niềng răng mắc cài.

Liệu trình niềng răng trong suốt mất bao lâu thì kết thúc việc điều trị?

Hình ảnh khách hàng trước và sau khi niềng răng tại Nha Khoa Kim

* Lưu ý: Hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng răng miệng từng người

Thực tế điều trị, niềng trong suốt mất bao lâu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng miệng, mức độ sai lệch của răng ở từng người. Nếu răng khấp khểnh, sai lệch ít, thời gian niềng sẽ kết thúc sớm. Ngược lại, nếu người nào gặp phải tình trạng răng mọc lệch lạc nhiều, sai khớp cắn phức tạp, việc dịch chuyển và sắp xếp các răng sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Ngoài ra, thời gian niềng cũng sẽ tùy vào độ tuổi niềng răng. So với người lớn, thời gian niềng răng ở trẻ em thường nhanh hơn do xương hàm, răng vẫn còn đang phát triển, dễ dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn.

Thời gian niềng răng trong suốt nhanh nhất sẽ khoảng từ 9 – 18 tháng, sử dụng khoảng 20 – 35 khay niềng răng. Còn với trường hợp phức tạp hơn, thời gian điều trị sẽ mất khoảng từ 18 – 32 tháng sử dụng khoảng 35 – 45 khay niềng, tùy từng trường hợp, độ tuổi.

Cách rút ngắn thời gian niềng răng trong suốt?

Để biết được chính xác thời gian niềng răng trong suốt mất bao lâu với trường hợp của mình, bạn cần thăm khám, chụp X-quang để xác định cụ thể mức độ sai lệch của răng, phương pháp điều trị phù hợp để giúp mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như rút ngắn tối đa thời gian điều trị.

Liệu trình niềng răng trong suốt mất bao lâu thì kết thúc việc điều trị?

Thời gian niềng răng nhanh hay chậm còn tùy vào việc người bệnh có tuân thủ yêu cầu điều trị hay không

Có một số lời khuyên dành cho người bệnh giúp việc niềng răng điều trị đúng kế hoạch, niềng răng nhanh chóng và rút ngắn thời gian điều trị đó là:

Chọn địa chỉ niềng răng uy tín, có bác sỹ giỏi, nhiều kinh nghiệm và máy móc thiết bị hiện đại nhằm giúp bạn niềng răng an toàn, hiệu quả.

Trong quá trình niềng răng, nên thăm khám định kỳ đúng theo lịch hẹn từ bác sỹ.

Niềng trong suốt khá linh hoạt, có thể tháo lắp tiện lợi, nhưng chính điều này thường gây ảnh hưởng tới hiệu quả niềng răng, sai lệch kế hoạch điều trị khi người bệnh không tuân thủ nguyên tắc điều trị. Do đó, người bệnh cần mang khay niềng liên tục, chỉ nên tháo ra khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

Thực hiện kiêng tránh một số loại thực phẩm khi ăn uống, có chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách, bảo quản khí cụ niềng răng nhằm tránh hư hại, mất thất lạc… Làm tốt những điều này, người bệnh sẽ không phải băn khoăn quá nhiều về thời gian niềng mất bao lâu.

Những lưu ý sau khi niềng răng trong suốt

Để nâng cao hiệu quả và rút ngắn quá trình niềng răng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Vệ sinh răng miêng và khay niềng hằng này, điều này giúp hạn chế sự tích tụ của các mảng bám và vi khuẩn có hại.

Sử dụng các loại dụng cụ giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn như: bàn chải điện, tăm nước, chỉ nha khoa,… và tuyệt đối không được sử dụng nước nóng để vệ sinh khay niềng.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế không sử dụng các loại thực phẩm dai cứng có thể ảnh hưởng đến sự xê dịch của răng.

Hạn chế tối thiểu các loại thực phẩm có hại như nước ngọt, đồ ăn vặt,… vì chúng có thể hình thành nên các mảng bám, khiến răng bị ố vàng, khó vệ sinh.

Đeo khay niềng tối thiểu 22h/ngày và tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Tái khám định kỳ theo lịch nhằm đảo bảo chất lượng trong suốt quá trình niềng.

Bài viết cùng loại